TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT VIỆT NAM

LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT

KIỂM ĐỊNH NỀN MÓNG XÂY DỰNG SÀI GÒN

Quan trắc lún

1. Mục đích của việc quan trắc lún công trình?

 Việc đo độ lún, đo chuyển dịch nền nhà và công trình, cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau:

- Xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của nền nhà và công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng;

- Tìm ra những nguyên nhân gây ra lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhù hợp nhằm phòng ngưà các sự cố có thể xảy ra;

- Xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình;

- Làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất;

- Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán,  xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác nhau.

2. Khi nào thực hiện công tác quan trắc lún? Cần xác định các đại lượng nào?

Công việc đo độ lún và đo chuyển dịch nền móng của nhà và công trình được tiến hành trong thời gian xây dựng và sử dụng cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún và chuyển dịch. Việc đo chuyển dịch trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của nhà và công trình.

Trong quá trình đo chuyển dịch nhà và công trình cần phải xác định (độc lập hoặc đồng thời) các đại lượng sau:

- Chuyển dịch thẳng đứng( độ lún, độ võng, độ trồi);

- Chuyển dịch ngang( độ chuyển dịch);

- Độ nghiêng;

- Vết nứt.